Đổi Chứng minh nhân dân (9 số) (Cấp huyện)

Thủ tục Đổi Chứng minh nhân dân (9 số)
Trình tự thực hiện Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an các huyện, thị xã. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin công dân kê khai với thông tin của công dân trong Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan:
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành in vân tay vào tờ khai và chỉ bản, chụp ảnh chân dung của công dân, thu lệ phí theo quy định, viết giấy hẹn cho công dân.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân điều chỉnh, bổ sung hoặc kê khai lại.
Trường hợp không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Thứ 2, Thứ 4, Thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
Bước 3: Trả kết quả: Theo phiếu hẹn (trừ ngày lễ, tết).
Cách thức thực hiện Trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.
Thành phần số lượng hồ sơ + Thành phần hồ sơ:
a) Sổ hộ khẩu;
b) Ảnh chân dung;
c) Đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CM3);
d) Tờ khai Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CM4);
đ) Chứng minh nhân dân cũ;
e) Chỉ bản (ký hiệu là A7).
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết Đối với trường hợp công dân không quá 20 ngày làm việc;
Đối tượng thực hiện Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Cơ quan thực hiện Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an các huyện, thị xã được phân cấp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Chứng minh nhân dân.
Lệ phí + Không quá 9.000đồng/lần cấp.
+ Tại các xã, thị trấn miền núi, biên giới, hải đảo và các khu vực khác, mức thu áp dụng tối đa bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu quy định đối với cấp chứng minh nhân dân tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh.
+ Các trường hợp không phải nộp lệ phí: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai + Đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CM3);
+ Tờ khai Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CM4);
+ Chỉ bản (ký hiệu là A7).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Đối tượng tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân:
+ Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Những người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.
Căn cứ pháp lý + Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân.
+ Nghị định số 170/2007/NĐ-CP, ngày 19/11/2007 của Chính phủ bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân.
+ Nghị định số 106/2013/NĐ-CP, ngày 17/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP, ngày 19/11/2007 của Chính phủ.
+ Thông tư số 04/1999/TT-BCA(C13), ngày 19/4/1999 của Bộ Công an hướng dẫn chi tiết một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân.
+ Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA(C11), ngày 10/10/2001 của Bộ Công an về việc ban hành các biểu mẫu sử dụng trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
+ Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Nghị quyết số 25/2017/NQ-­HĐND ngày 21/9/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành quy định mức thu, quản lý lệ phí đăng ký cư trú; lệ phí cấp chứng minh nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Mẫu đơn
CM3.doc
CM4.doc
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây