Theo Luật Khí tượng thủy văn năm 2015: “Biến đổi khí hậu là sự thay dổi cua khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biêu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan”.
Như vậy, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc đến quá trình phát triển và an ninh toàn cầu về năng lượng, tài nguyên nước, lương thực, các hệ thống kinh tế - xã hội.
Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu sẽ làm cho tần suất và đặc biệt là cường độ của các loại thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy; nước dâng, xâm nhập mặn, năng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác ngày càng gia tăng, diễn biến bất thường, không theo quy luật và có thể trở thành thảm họa gây rủi ro lớn cho nền kinh tế, cho xã hội và xóa đi những thành quả nhiều năm phát triển.
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, trải dài khoảng 15 vĩ độ; có hệ thống sông suối dày đặc, chế độ dòng chảy phân thành 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô); bờ biển dài trên 3.260km, chia cắt bởi 114 cửa sông đổ ra bò biển.
Với địa hình đa dạng cùng những đặc điểm về khí hậu đó, ngoài những thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nước ta thường xuyên phải chịu tác động của biến đổi khí hậu với đủ các loại thiên tai cực đoan như: bão, gió mạnh trên biển, lũ, sạt lở đất, ngập lụt, sạt lở bờ sông, bờ biến...
Đáng chú ý, trong năm 2024, thiên tai nước ta xảy ra bất thường, cực đoan ở mức vượt lịch sử với 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần) xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân; hậu quả đã làm 519 người chết, mất tích, tổng thiệt hại ước tính trên 89 nghìn tỷ đồng.
Gần đây nhất là siêu bão Yagi - cơn bão mạnh nhất tấn công vào Việt Nam trong 70 năm qua, đã làm 344 người chết, mất tích, 1.976 người bị thương, 281.472 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại, 61.114 ha hoa màu ngập úng, 39.188 ha cây ăn quả bị hư hại, 189.982 ha rừng bị thiệt hại...
Ở Phú Yên, trong những năm gần đây tình hình thời tiết thay đổi rất thất thường, ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Vào mùa mưa, nắng nhiều hơn, mùa nắng lại quá nóng, duy trì nền nhiệt cao và kéo dài, thời tiết thay đổi nhanh chóng giữa mưa và nắng... những điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ em, điều này thể hiện rất rõ ràng ở các bệnh viện, mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột thì bệnh viện luôn quá tải; hay những trận mưa trái mùa gây thiệt hại lớn cho hoa màu và hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tình hình và những con số thống kê sơ bộ nói trên đã đặt ra cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của cả nước nói chung và của lực lượng Công an nhân dân nói riêng, đặc biệt là công tác cứu nạn, cứu hộ thiên tai, lũ lụt là những khó khăn và thách thức vô cùng to lớn.
Theo Luật Phòng chống thiên tai đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực ngày 01/5/2014 tại Khoản 3, Điều 6 có ghi rõ: "Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội...". Cụ thể là các nhiệm vụ chính sau đây: Hỗ trợ giúp đỡ Nhân dân sơ tán khỏi vùng nguy hiểm, xung yếu; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khi xảy ra thiên tai; đảm bảo an toàn tài sản cho Nhân dân khi đi sơ tán, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân nơi xảy ra thiên tai; đảm bảo an toàn giao thông; tổ chức phân luồng, hướng dẫn các phương tiện lưu thông an toàn qua các vùng bị thiên tai, lụt bão; tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai, lụt bão.
Công tác ứng phó với biển đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an tỉnh Phú Yên nói riêng ngày càng được triển khai có tố chức, xuyên suốt với phương châm "4 tại chỗ" là "Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ" đã giúp lực lượng Công an Phú Yên có đủ khả năng và điều kiện ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai, sự cố có thể xảy ra, phù hợp với điều kiện thời tiết, thủy văn tại địa phương; ra Quyết dịnh thành lập Đại đội thanh niên xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiểm, cứu nạn, cứu hộ gồm các đồng chí trẻ tuổi có sức khỏe tốt, giỏi bơi lội và có phân công nhiệm vụ cụ thể để chủ động khi có tình huống xảy ra, kịp thời huy động lực lượng, phương tiện, vật tư nhanh chóng đưa người, tài sản đến nơi an toàn, tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.
Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, lực lượng Công an Phú Yên cần triển khai thực hiện một số giải pháp như sau:
Một là, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, trụ cột trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống thiên tai, tìm kiểm cứu nạn và phòng thủ dân sự, huy động lực lượng phối hợp chặt chẽ với lực lượng Quân đội nhân dân, các cấp, các ngành tham gia ứng phó với các tình huống sự cố, thiên tai, bão, lũ.
Hai là, chủ động nắm chắc tình hình để làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng các phương án, kế hoạch, kịch bản, huy động lực lượng, phương tiện, điều kiện đảm bảo sẵn sàng ứng phó với các tình huống về biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố, dịch bệnh...
Ba là, thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, huấn luyện, diễn tập phương án, kỹ năng sơ cứu, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ do thiên tai, thảm họa thiên nhiên cho lực lượng thường trực, chuyên trách, lực lượng Công an cơ sở, xung kích phòng chống thiên tai, tìm kiến cứu nạn cứu hộ trong Công an tỉnh.
Bốn là, đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, đặc chủng thiết yếu tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong thiên tai, bão lũ để trang cấp cho Công an các đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra.
Năm là, tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, hoạt động xử lý chất thải rắn và khí thải, khai thác, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Sáu là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân trong việc xác định vai trò, trách nhiệm của lực lượng nòng cốt ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và những hoạt động, hình ảnh của lực lượng Công an Phú Yên trong công tác phòng, chống sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ góp phần tô thắm hơn hình ảnh người chiến sĩ Công an "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"./.