Xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới

Thứ ba - 26/03/2024 00:12 207 0
Công nghiệp quốc phòng (CNQP), công nghiệp an ninh (CNAN) và động viên công nghiệp (ĐVCN) luôn luôn được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển KT-XH, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hiện nay, cơ sở pháp lý chung điều chỉnh lĩnh vực CNQP, CNAN và ĐVCN được quy định tại:  Hiến pháp 2013 (tại Điều 14, Điều 68), Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan mà chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển CNQP, CNAN của đất nước.
Quá trình thực thi Pháp lệnh về CNQP, ĐVCN, bên cạnh những kết quả đạt được, đã xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập như: (1) Cơ quan chuyên trách với chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước chưa phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả các nguồn lực của xã hội trên lĩnh vực CNQP, CNAN và ĐVCN; (2) Cơ chế, chính sách, giao nhiệm vụ đặt hàng, đấu thầu và quản lý, sản xuất vật tư, trang thiết bị, máy móc đặc chủng, chuyên dụng phục vụ quốc phòng, an ninh cũng như thực hiện nhiệm vụ ĐVCN chưa đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành; (3) Sự thu hút, tạo động lực để huy động các nguồn lực, năng lực sẵn có của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế dân sinh tham gia sản xuất các nguyên vật liệu chính phục vụ quốc phòng,  an ninh, thực hiện nhiệm vụ ĐVCN còn hạn chế; (4) Mức độ tham gia phát triển kinh tế đất nước của CNQP, CNAN chưa tương xứng tiềm năng quốc gia; (5) Chưa có chính sách hiệu quả để thúc đẩy khoa học, công nghệ trở thành động lực cho phát triển CNQP, CNAN; (6) Hợp tác quốc tế về CNQP, CNAN còn hạn chế…
Thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới những năm qua và dự báo trong tương lai cho thấy CNQP, CNAN và ĐVCN quyết định đến sức mạnh quân sự, phòng thủ của đất nước, vì ngoài chiến tranh truyền thống còn xuất hiện chiến tranh phi quy ước, chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh thông tin và trên không gian mạng…; dự báo tình hình thế giới và khu vực trong thời gian tới có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chịu sự tác động mạnh của những cuộc xung đột vũ trang…; tình hình tội phạm lợi dụng công nghệ cao, không gian mạng, tội phạm xuyên quốc gia.. ngày càng gia tăng; các thế lực thù địch triệt để sử dụng môi trường mạng xã hội để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, tập hợp lực lượng, kích động, biểu tình, bạo loạn, thực hiện “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”; tuyên truyền chống chế độ, thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ....
Từ tình hình trên, để tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực CNQP, CNAN và ĐVCN bằng văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực này, nhằm tập trung các nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện và ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, trong đó tạo nền tảng cho nền công nghiệp quốc phòng và an ninh của quốc gia. Vì vậy, việc xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng tiềm lực CNQP, CNAN và ĐVCN bảo đảm tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng, phù hợp với thế trận phòng thủ quốc gia, chủ động ngăn ngừa từ sớm, từ xa các nguy cơ đe dọa ANQG từ bên ngoài và bên trong, sẵn sàng đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược, bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.
a

Tác giả: Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Phú Yên

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây