Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đánh giá, thời gian qua Cục Cảnh sát PCTPMT về môi trường đã có những chuyển biến. Công tác nghiệp vụ cơ bản bước đầu đã xác định được 12 lĩnh vực để phân công trách nhiệm cho các phòng nghiệp vụ chỉ đạo xuyên suốt các địa phương. Đã nhận diện được một số vấn đề, lĩnh vực cần thiết cần tập trung hướng dẫn kiểm tra và đấu tranh; bước đầu, đã kiến nghị nhiều đơn vị cấp phòng ở địa phương trực tiếp căn cứ vào cái tài liệu trinh sát của Cục để đấu tranh và chuyển giao Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự. Đây là bước chuyển biến giữa khâu trinh sát và khâu tố tụng, thông qua thực hiện thủ tục tố tụng để bổ sung và hoàn thiện đối với công tác trinh sát…
Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm biểu dương những nỗ lực của Cục Cảnh sát PCTPMT và hệ lực lượng PCTPMT trong thời gian vừa qua. Nhìn tổng thể chung, số vụ tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường được phát hiện xử lý năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, trong năm 2020 tăng 3,1%. Tuy nhiên, đồng chí Bộ trưởng cũng cho rằng, việc xử lý các vi phạm hiện nay vẫn chưa tương xứng với tình hình phức tạp trên thực tế. Trung bình hàng năm khoảng hơn 20.000 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý, nhưng chủ yếu là xử lý hành chính nên hiệu quả răn đe chưa cao.
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, trong những cuộc tiếp xúc cử tri thời gian vừa qua cho thấy hơn 50% các vấn đề cử tri quan tâm liên quan đến môi trường; những lo lắng, bất an của cử tri đối với vấn đề ô nhiễm ô trường, an toàn thực phẩm, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí…Tình hình trên đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ rất nặng nề đối với lực lượng Cảnh sát PCTPMT trong thời gian tới.
Rà soát, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực môi trường. Trong đó, Cục Cảnh sát PCTPMT về môi trường phải lưu ý thực hiện tốt cả 3 chức năng: Làm tốt công tác tham mưu cho Bộ Công an để tham mưu cho Đảng, Nhà nước về những vấn đề liên quan bảo vệ môi trường và đấu tranh PCTPMT, vi phạm pháp luật về môi trường, trọng tâm là hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực môi trường; các cơ chế, chính sách, biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh PCTPMT, vi phạm pháp luật về môi trường.
Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định công tác nghiệp vụ cơ bản đóng vai trò rất quan trọng. “Đề nghị Cục Cảnh sát PCTPMT về môi trường cần quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác này, trước hết phải làm tốt tại cấp cục, cũng như làm tốt thẩm quyền điều tra ban đầu theo quy định pháp luật”.
Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao hiệu quả quan hệ phối các lực trong vào ngoài ngành Công an, nhất là mối quan hệ giữa Cục và các cơ quan điều tra các cấp; Thanh tra Tài nguyên môi trường. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, công tác chính trị tư tưởng trong CBCS. Tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, trên cơ sở thực hiện nghiêm các quy trình, quy chế công tác; phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động nghiệp vụ, xử lý nghiêm các trường hợp bảo kê, bao che, làm ngơ cho vi phạm...
Nguồn tin: Báo Công an nhân dân
Ý kiến bạn đọc